Nội dung chính của blog là về công nghệ thông tin.

Công nghệ thông tin (CNTT) có mặt ở khắp nơi, hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và đã thu hẹp khoảng cách, tác động tích cực tới viêc tiếp thu kiến thức, kỹ năng của con người và biến thế giới thành một thế giới, ở đó, mọi người đều có khả năng tiếp cận công nghệ, tri thức giống nhau. Với sự tỏa rộng này, môi trường làm việc của ngành CNTT ngày càng đa dạng và thu hút một nguồn nhân lực rất lớn. Chính vì vậy, đây là ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam liên tục được đầu tư và chú trọng trong nhiều năm qua và ngày càng được trú trọng hơn.
Công nghệ thông tin -http://www.tinhoccoban.net/

Góp phần liên tục nâng cao chất lượng đào tạo của ngành CNTT, nhiều trường đại học liên tục chuẩn hóa chương trình đào tạo Công nghệ thông tin với các chuẩn quốc tế như Nhật Bản, ACM/ IEEE (Mỹ), bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên, thường xuyên gắn kết các hoạt động đào tạo với doanh nghiệp.
Kết quả của những hoạt động này là khả năng liên thông, liên ngành cao của chương trình, không chỉ giữa các hệ các ngành liên quan mà còn với nhiều chương trình của các trường Đại học quốc tế đặc biệt trong khối Anh, Mỹ, Úc.
Vậy khi học trong ngành công nghệ thông tin, cơ hội mở ra là gì?
Những năm gần đây xuất hiện nhiều hiện tượng công nghệ trong ngành công nghệ thông tin, hiện tượng Flappy Bird, mô tả chuyển động của một chú chim đã thu hút được cộng đồng công nghệ, do tác giả Nguyễn Hà Đông tạo lên. Rất nhiều sự kiện khác nữa mà không thể kể hết được…
Dân công nghệ thông tin - http://www.tinhoccoban.net/

CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin. Người làm việc trong ngành này thường được gọi một cách thân mật là dân CNTT (IT specialist) hoặc cố vấn quy trình doanh nghiệp (Business Process Consultant). 
Lập trình (tham khảo thêm trong bài giới thiệu về ngành Phát triển phần mềm): Công việc chính của lập trình viên là sử dụng những công cụ và ngôn ngữ lập trình để phân tích, thiết kế, tạo ra những phần mềm, website, trò chơi cung cấp cho thị trường. Đây là nghề đang phát triển mạnh ở nước ta và được nhiều bạn trẻ quan tâm. Các công ty phần mềm nghiên cứu, xây dựng, phát triển và cung cấp các phần mềm, các ứng dụng xây dựng website, games v.v… cho thị trường là điểm đến của các lập trình viên. Đặc biệt là lập trình phần mềm chạy trên các thiết bị di động.
Tôi là lập trình viên - http://www.tinhoccoban.net/

Chế tạo, lắp ráp và sửa chữa phần cứng: Những người làm trong lĩnh vực này có khả năng chế tạo, sửa chữa hay lắp ráp, lắp đặt các thiết bị, linh kiện của máy tính như ổ cứng, bo mạch, bộ vi xử lý. Các công ty sản xuất, lắp ráp và sửa chữa thiết bị phần cứng đang hứa hẹn một nền công nghiệp hùng mạnh trong tương lai. Hiện nay, đất nước ta chưa chế tạo được các thiết bị tin học, nhưng đã có rất nhiều người tham gia vào lắp ráp, sửa chữa phần cứng máy tính.
Thiết kế giải pháp tích hợp: Công việc này đòi hỏi các chuyên gia phải am hiểu cả phần cứng và phần mềm, có khả năng thiết kế các giải pháp trọn gói cho một công ty, tổ chức về cả phần cứng lẫn phần mềm, dựa trên yêu cầu cụ thể. Họ làm nhiệm vụ tại các công ty cung cấp giải pháp tích hợp hiện đang trên đà phát triển tại Việt Nam.
Quản trị hệ thông và an ninh mạng: Ngày nay, hầu hết các công ty, doanh nghiệp, tổ chức đều có hệ thống máy vi tính kết nối mạng. Người làm công tác quản trị hệ thống và an ninh mạng có nhiệm vụ bảo đảm cho hệ thống vận hành suôn sẻ, giải quyết trục trặc khi hệ thông gặp sự cố, đảm bảo an toàn và bảo mật cho dữ liệu. Trong lĩnh vực này, bạn sẽ làm việc tại các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng, các cơ quan, doanh nghiệp v.v…
Ngành công nghệ thông tin hiện nay không đứng riêng lẻ, nó kết hợp với các ngành khác để tạo ra sức mạnh lớn hơn gọi là sự kết hợp liên ngành. Kết hợp với thương mại tạo ra thương mại điện tử. Kết hợp với hành chính nhà nước tạo lên chính quyền điện tử hay chính phủ điện tử….
Phẩm chất và kỹ năng cần thiết để có thể theo ngành công nghệ thông tin:
- Thông minh và có óc sáng tạo để đưa ra được ý tưởng mới.
- Khả năng làm việc dưới áp lực lớn về cả thời gian và khối lượng công việc.
- Kiên trì, nhẫn nại. Vì đôi lúc, làm việc trong ngành gặp bế tắc.
- Tính chính xác trong công việc.
- Ham học hỏi, trau dồi kiến thức. Công nghệ luôn đổi mới hàng ngày, hàng giờ. Có thể nói là cập giờ thay vì cập nhật (ngày).
- Khả năng làm việc theo nhóm. Sản phẩm làm ra từ sự kết hợp của nhiều người.
- Trình độ ngoại ngữ (để tiếp cận kho tàng phong phú về CNTT từ các nguồi sách điện tử và Internet)
Và quan trọng nhất là niềm đam mê mãnh liệt với CNTT. Mỗi người chọn cho mình con đường để đi đến thành công. Thành công là một quá trình chứ không phải đích đến. Do đó khi xác định chọn ngành công nghệ thông tin là con đường lập thân lập nghiệp thì cần phải có mục tiêu, kế hoạch để đạt được ước mơ trong tương lai.
Tìm kiếm bài viết này trên Google:

Học công nghệ thông tin


Ngành công nghệ thông tin là gì


Lập trình viên

.




Biểu mẫu liên hệ