NHÓM HÀM THỐNG KÊ.
I. Nhóm hàm tính tổng
- 1. Hàm SUM:
- Cộng tất cả các số trong một vùng dữ liệu được chọn.
- Cú pháp: SUM(Number1, Number2…)
- Các tham số: Number1, Number2… là các số cần tính tổng.
- Tính tổng của các ô được chỉ định bởi những tiêu chuẩn đưa vào.
- Cú pháp: SUMIF(Range, Criteria, Sum_range)
- Các tham số: Range: Là dãy mà bạn muốn xác định.
- Criteria: các tiêu chuẩn mà muốn tính tổng. Tiêu chuẩn này có thể là số, biểu thức hoặc chuỗi.
- Sum_range: Là các ô thực sự cần tính tổng.
- Ví dụ: = SUMIF(B3:B8,”<=10″)
- Tính tổng của các giá trị trong vùng từ B2 đến B5 với điều kiện là các giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 10.
II. Nhóm hàm tính giá trị trung bình
1. Hàm AVERAGE:
- Trả về gi trị trung bình của các đối số.
- Cú pháp: AVERAGE(Number1, Number2…)
- Các tham số: Number1, Number2 … là các số cần tính giá trị trung bình.
2. Hàm SUMPRODUCT:
- Lấy tích của các dãy đưa vào, sau đó tính tổng của các tích đó.
- Cú pháp: SUMPRODUCT(Array1, Array2, Array3…)
- Các tham số: Array1, Array2, Array3… là các dãy ô mà bạn muốn nhân sau đó tính tổng các tích.
- Chú ý:
- Các đối số trong các dãy phải cùng chiều. Nếu không hàm sẽ trả về giá trị lỗi #VALUE.
- C. Nhóm hàm tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất
1. Hàm MAX:
- Trả về số lớn nhất trong dãy được nhập.
- Cú pháp: MAX(Number1, Number2…)
- Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị lớn nhất ở trong đó.
2. Hàm LAGRE:
- Tìm số lớn thứ k trong một dãy được nhập.
- Cú pháp: LARGE(Array, k)
- Các tham số: Array: Là một mảng hoặc một vùng dữ liệu.
- k: Là thứ hạng của số bạn muốn tìm kể từ số lớn nhất trong dãy.
3. Hàm MIN:
- Trả về số nhỏ nhất trong dãy được nhập vào.
- Cú pháp: MIN(Number1, Number2…)
- Các tham số: Number1, Number2… là dãy mà bạn muốn tìm giá trị nhỏ nhất ở trong đó.
4. Hàm SMALL:
- Tìm số nhỏ thứ k trong một dãy được nhập vào.
- Cú pháp: SMALL(Array, k)
- Các tham số: Array: Là một mảng hoặc một vùng của dữ liệu.
- k: Là thứ hạng của số mà bạn muốn tìm kể từ số nhỏ nhất trong dãy.
D. Nhóm hàm đếm dữ liệu
1. Hàm COUNT:
- Hàm COUNT đếm các ô chứa dữ liệu kiểu số trong dãy.
- Cú pháp: COUNT(Value1, Value2, …)
- Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.
2. Hàm COUNTA:
- Đếm tất cả các ô chứa dữ liệu.
- Cú pháp: COUNTA(Value1, Value2, …)
- Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ liệu.
3. Hàm COUNTIF:
- Hàm COUNTIF đếm các ô chứa giá trị số theo một điều kiện cho trước.
- Cú pháp: COUNTIF(Range, Criteria)
- Các tham số: Range: Dãy dữ liệu mà bạn muốn đếm.
- Criteria: Là tiêu chuẩn cho các ô được đếm.
- Ví dụ: = COUNTIF(B3:B11,”>100″): (Đếm tất cả các ô trong dãy B3:B11 có chứa số lớn hơn 100)
III. NHÓM HÀM CHUỖI.
1. Hàm LEFT:
- Trích các ký tự bên trái của chuỗi nhập vào.
- Cú pháp: LEFT(Text,Num_chars)
- Các đối số: Text: Chuỗi văn bản.
- Num_Chars: Số ký tự muốn trích.
- Ví dụ: =LEFT(Tôi tên là,3) = “Tôi”
2. Hàm RIGHT:
- Trích các ký tự bên phải của chuỗi nhập vào.
- Cú pháp: RIGHT(Text,Num_chars)
- Các đối số: tương tự hàm LEFT.
- Ví dụ: =RIGHT(Tôi tên là,2) = “là”
3. Hàm MID:
- Trích các ký tự từ số bắt đầu trong chuỗi được nhập vào.
- Cú pháp: MID(Text,Start_num, Num_chars)
- Các đối số: Text: chuỗi văn bản.
- Start_num: Số thứ tự của ký tự bắt đầu được trích.
- Num_chars: Số ký tự cần trích.
4. Hàm UPPER:
- Đổi chuỗi nhập vào thành chữ hoa.
- Cú pháp: UPPER(Text)
5. Hàm LOWER:
- Đổi chuỗi nhập vào thành chữ thường.
- Cú pháp: LOWER(Text)
6. Hàm PROPER:
- Đổi ký từ đầu của từ trong chuỗi thành chữ hoa.
- Cú pháp: PROPER(Text)
- Ví dụ: =PROPER(phan van a) = “Phan Van A”
7. Hàm TRIM:
- Cắt bỏ các ký tự trắng ở đầu chuỗi và cuối chuỗi.
- Cú pháp: TRIM(Text)
Tags
sudungExcel