Các tổ chức có thể sử dụng các hệ thống thông tin với nhiều mục đích khác nhau. Trong việc quản trị nội bộ, hệ thống thông tin sẽ giúp đạt được sự thông hiểu nội bộ, thống nhất hành động, duy trì sức mạnh của tổ chức, đạt được lợi thế cạnh tranh. Với bên ngoài, hệ thống thông tin giúp nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng hơn hoặc cải tiến dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, tạo đà cho phát triển.
Nhập thông tin.
Quy
trình nhập thông tin từ người dùng, thông tin được lấy từ các dữ liệu được sinh
ra trong quá trình hoạt động của hệ thống.
Xử lý thông tin.
Đây
là quá trình chế biến thông tin. Từ những thông tin đầu vào mà hệ thống nhận được
và tùy theo yêu cầu cần phải xử lý mà quá trình xử lý thông tin sẽ khác nhau,
cho kết quả phù hợp với người dùng.
Xuất thông tin.
Kết
quả của quá trình xử lý ở mỗi bộ phận, chức năng, đối tượng khác nhau sẽ cho kết
quả khác nhau.
Các thành phần của HTTT
Xem thêm trên Amazon
Hệ thống
thông tin gồm 5 thành phần chính
ü Phần cứng
ü Phần mềm
ü Nguồn
nhân lực
ü Nguồn dữ
liệu
ü Mạng
Nguồn
nhân lực là thành phần quyết định của HTTT, vì nếu không có con người thì hầu hết
HTTT không hoạt động được, HTTT do con người tạo ra và để phục vụ mục đích của
chính con người, và họ là người duy trì hoạt động của HTTT.
Phần cứng,
phần mềm là các thành phần trung tâm của HTTT. Đây là bộ phận thường xuyên được
sử dụng để khai thác, xử lý thông tin, phần cứng như máy tính, thiết bị ngoại
vi...
Phần cứng:
Là thiết
bị hữu hình có thể nhìn thấy, cầm nắm được, là công cụ kỹ thuật để xử lý, truyền
dẫn thông tin. Một số thiết bị phần cứng như mạch điều khiển, bộ nhớ, thiết bị
nhập xuất dữ liệu, truyền thông: dây mạng, card mạng, wifi, tivi box, switch…
Phần mềm:
Là tập
hợp các câu lệnh được viết bằng một hay nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật
tự nhất định nhằm tự động thực hiện một số chức năng hay giải quyết một bài
toán nào đó.
Phần mềm
có thể là những ý tưởng trừu tượng, những thuật toán, những chỉ thị…
Phần mềm
mà chúng ta đang đề cập là phần mềm ứng dụng.
Mạng
máy tính:
Là tập
hợp các máy tính độc lập, được kết nối với nhau thông qua các đường truyền vật
lý và tuân theo các quy ước truyền thông nào đó.
Máy
tính độc lập là máy tính tự khởi động, tự tắt mà không có máy tính nào có thể
can thiệp được, cũng như không đình chỉ hoạt động của bất cứ máy tính nào khác
hay tham gia kích hoạt tiến trình của máy tính khác.
Các quy
ước truyền thông là các quy ước, phương thức để các máy tính giao tiếp, “trò
chuyện” với nhau.
Mạng
máy tính cho phép ta chia sẻ tài nguyên, tăng độ tin cậy và an toàn cho hệ thống
thôn tin, mặt khác nó tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hiệu quả hoạt động cho
các tổ chức.
Mạng
Internet:
Mạng
Internet giúp các thành viên tham gia trong hệ thống trao đổi thông tin với
nhau và trao đổi thông tin với tổ chức khác…
Cơ sở dữ
liệu:
Cơ sở dữ
liệu là một tập hợp dữ liệu có tổ chức, có liên quan được lưu trữ trên các thiết
bị lưu trữ thứ cấp để thỏa mãn nhu cầu khai thác thông tin từ nhiều người sử dụng,
nhiều chương trình ứng dụng, với nhiều mục đích khác nhau.
Tài
nguyên về dữ liệu gồm các cơ sở dữ liệu, các cơ sở dữ liệu phải được tổ chức
khoa học theo mô hình xác định để người sử dụng có thể truy cập dữ liệu một
cách dễ dàng. Dữ liệu được quản trị bởi các hệ cơ sở dữ liệu, các hệ cơ sở dữ
liệu như: Foxpro, Access, MySQL…
Con người:
Con người
là chủ thể điều hành và sử dụng hệ thống thông tin, là thành phần rất quan trọng
của HTTT nên tổ chức phải có kế hoạch để đào tạo đội ngũ này. Con người mà ta
nhắc đến là con người bảo trì hệ thống, như các kỹ sư phân tích, lập trình và đội
ngũ kỹ thuật viên và con người sử dụng hệ thống như lãnh đạo, kế toán, tài vụ…
Trên
máy tính các thông tin được xử lý theo nhiều phương pháp khác nhau. Một số
phương thức xử lý thường gặp như xử lý tương tác (interactive processing), xử
lý giao dich (transaction processing), xử lý trực tuyến (on-line processing), xử
lý theo lô (batch processing), xử lý phân tán (distribute processing) và xử lý
thời gian thực (real-time processing).
Ø Xử lý tương tác: Xử lý tương tác là xử lý thực hiện từng phần,
phần xử lý bởi con người và bởi máy tính được thực hiện xen kẽ nhau. Nói cách
khác, trong xử lý tương tác, con người dẫn dắt các quá trình xử lý, có thể ngắt
và tham gia vào các quá trình xử lý. Trong quá trình xử lý tương tác, máy tính
đóng vai trò trợ giúp tích cực.
Xử lý tương tác là phương thức được lựa chọn
cho các hệ thống phải xử lý nhiều thông tin có mối quan hệ phức tạp với nhau,
khó mô tả bằng các công thức, các phương trình toán học. Con người phải thường
xuyên vận dụng những kinh nghiệm công tác của mình vào trong quá trình xử lý.
Ø Xử lý giao dịch: Xử lý giao dịch là xử lý một yêu cầu cho đến
khi ra kết quả, không có sự can thiệp từ ngoài vào. Một quá trình xử lý như vậy
gọi là một giao dịch. Xử lý giao dịch thích hợp với những tiến trình có nhiều
khâu độc lập với nhau để kiểm tra và xử lý thông tin.
Thủ tục rút tiền từ ngân hàng là một ví dụ về xử lý giao dịch. Khởi đầu là kiểm tra lỗi các thông tin nhập vào, tiếp theo kiểm tra sự tương thích của các thông tin này với các dữ liệu đã có trong hệ thống. trên cơ sở kết quả kiểm tra, hệ thống sẽ đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Thủ tục rút tiền từ ngân hàng là một ví dụ về xử lý giao dịch. Khởi đầu là kiểm tra lỗi các thông tin nhập vào, tiếp theo kiểm tra sự tương thích của các thông tin này với các dữ liệu đã có trong hệ thống. trên cơ sở kết quả kiểm tra, hệ thống sẽ đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Ø Xử lý theo lô: Xử lý theo lô hay còn gọi là xử lý trọn gói,
hoặc xử lý theo mẻ, là tiến trình tập hợp những thông tin sẵn có hoặc tạo ra
thông tin mới theo định kỳ. điều này cũng có nghĩa là những thông tin được sử dụng
và được sinh ra bởi những tiến trình xử lý theo lô thường có chu kỳ sống khá ngắn.
Ví dụ về xử lý theo lô là lập báo cáo định kỳ hàng tuần, hang tháng.
Phường thức xử lý theo lô thích hợp với những tiến trình xử lý thông tin mà trong đó:
Phường thức xử lý theo lô thích hợp với những tiến trình xử lý thông tin mà trong đó:
ü Việc truy cập thông tin diễn ra định kỳ.
ü
Khuôn dạng
và kiểu dữ liệu hoàn toàn xác định.
ü Thông tin khá ổn định trong khoảng thời gian
giữa hai tiến trình xử lý liên tiếp.
Ø Xử lý trực tuyến: Xử lý trực tuyến được sử dụng trong những hệ
thống mà tại đó đòi hỏi xử lý từng dòng thông tin, từng mẫu tin ngay tại thời
điểm nó mới xuất hiện, một cách trực tiếp trong đối thoại giữa các đối tác. Ví
dụ, dịch vụ gửi tiền tại ngân hàng, các xử lý tại phòng bán vé máy bay, tàu hoả,
hoặc dịch vụ thông tin tại tổng đài thường là các xử lý trực tuyến. Đặc trưng của
các xử lý trực tuyến là:
ü Việc truy cập thông tin xảy ra hoàn toàn ngẩu
nhiên.
ü Khuôn dạng và kiểu thông tin không hoàn toàn
xác định.
ü Thông tin thay đổi liên tục ngay trong khi thực
hiện tiến trình xử lý.
Ø Xử lý thời gian thực: Xử lý thời gian thực là các tiến trình máy
tính phải , đảm bảo các yêu cầu rât ngặt nghèo của hệ thống vể thời gian. Thông
thường các xử lý thời gian thực xuất hiện trong các hệ thống cá liện kết với
các hệ thống ngoài như hệ thống điều kiển nhiệt độ lò luyện thép hoặc lò nấu sợi,
hệ thống điều khiển đường bay của tên lửa hoặc các hệ thống mô phỏng. Xử lý thời
gian thực phải đảm bảo đồng bộ các tiến trình máy tính với các hoạt động diễn
ra trong thực tế.
Ø Xử lý phân tán: Các xử lý có thể diễn ra rại các bộ phận ở
những vị trí khác nhau, có những yêu cầu khác nhau vào những thời điểm cũng có
thể khác nhau. Nói chung, với những hệ thống có xử lý phân tán, dữ liệu thường
được bố trí ở những vị trí địa lý khác nhau và được quy đình dùng chung. Trong
xử lý phân tán, với một thành phần dữ liệu, có thể cùng một lúc xảy ra nhiều
thao tác như cập nhập, sửa chữa hoặc khai thác khác nhau. Vì vậy, một trong những
vấn đề cần phải quan tâm đối với các xử lý phân tán là đảm bảo tính đồng bộ
trong hệ thống.
Các
chuyên ngành thông thường bao gồm:
·
Phân
tích viên hệ thống (systems analyst)
·
Tích
hợp hệ thống (system integrator)
·
Quản
trị cơ sở dữ liệu
·
Phân
tích hệ thống thông tin.
·
Quản
trị hệ thống thông tin trong tổ chức.
·
Lập
trình quản lý cơ sở dữ liệu.
Hệ thống
kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý, các hệ thống thông tin tự động hóa...
Quản lý
cơ sở dữ liệu, hỗ trợ ra quyết định cho lãnh đạo, quản lý.
Ứng dụng của hệ thống
thông tin cho công tác xã hội và hoạt động kinh doanh bao gồm:
·
Giáo
dục điện tử (elearning)
·
Thương mại điện tử (e-commerce)
·
Chính
phủ điện tử (e-government)
·
Các hệ
thống thông tin địa lý (GIS)...
·
Và
nhiều lĩnh vực khác...
Một số hệ thống thông tin thường gặp
·
Hệ thống thông tin quản lý
·
Hệ thống thông tin địa lý
·
Hệ thống thông tin điều khiển
Hệ thống thống tin (Information System): Cất giữ, lấy, biến đổi
biểu diễn thông tin cho người sử dụng. Xử lý những khoảng dữ liệu lớn có các
quan hệ phức tạp , mà chúng được lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu quan hệ hay
hướng đối tượng .
- Hệ thống kỹ thuật (Technical System): Xử lý và điều khiển các
thiết bị kỹ thuật như viễn thông, hệ thống quân sự, hay các quá trình công
nghiệp. Đây là loại thiết bị phải xử lý các giao tiếp đặc biệt , không có phần
mềm chuẩn và thường là các hệ thống thời gian thực (real time).
- Hệ thống nhúng (Embeded System): Thực hiện trên phần cứng gắn vào các thiết bị
như điện thoại di động, điều khiển xe hơi, … Điều này được thực hiện bằng việc
lập trình mức thấp với hỗ trợ thời gian thực. Những hệ thống này thường không
có các thiết bị như màn hình đĩa cứng, …
- Hệ thống phân bố ( Distributed System): Được phân bố trên một số máy cho phép
truyền dữ liệu từ nơi này đến nơi khác một cách dễ dàng. Chúng đòi hỏi các cơ
chế liên lạc đồng bộ để đảm bảo toàn vẹn dữ liệu và thường được xây dựng trên
một số các kỹ thuật đối tượng như CORBA, COM/DCOM, hay Java Beans/RMI.
- Hệ thống Giao dịch (Business System): Mô tả mục đích, tài nguyên (con người, máy
tính, …), các quy tắc (luật pháp, chiến thuật kinh doanh, cơ chế, …), và công
việc hoạt động kinh doanh.
- Phần mềm hệ thống (System Software): Định nghĩa cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phần mềm
khác sử dụng, chẳng hạn như hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, giao diện người sử
dụng.
Một mô
hình là sự mô tả đơn giản hóa đối tượng của thế giới thực.
Mô hình
hóa hệ thống tức là khi ta sử dụng các khái niệm để xây dựng nên hệ thống. Phổ
biến nhất là mô hình chức năng.
Là
việc nghiên cứu hệ thống thông qua việc xây dựng các mô hình hoạt động của hệ
thống. Đây là phương pháp được áp dụng khá rộng rãi. Khi sử dụng phương pháp
này, chúng ta cần phải biết rõ đầu vào, đầu ra của hệ thống và các khâu xử lý
trong hệ thống.
Trong
mô hình thì chúng ta mô tả hệ thống nhờ vào các đặc trưng của nó. Việc mô tả
thế giới thực phức tạp buộc chúng ta phải sử dụng nguyên lý chung là trừu tượng
hóa các thành phần và các quan hệ trong hệ thống. Có nghĩa là đơn giản hóa
những gì có trong hệ thống, mà bỏ qua các thành phần, chi tiết có ảnh hưởng nhỏ
hoặc hầu như không ảnh hưởng gì đến cấu trúc và hoạt động của hệ thống.
Mô
hình của hệ thống có thể là bản mô tả cách thức hoạt động của hệ thống, các
công thức toán học, một vài sơ đồ mô tả hoạt động của một vài thành phần có
trong hệ thống.
Có hai mức mô tả hệ thống, mô tả vật lý và mô tả logic. Ở
mức mô tả vật lý, cần phải chỉ ra rằng hệ thống là gì, nó làm gì, làm như thế
nào, bao giờ, ở đâu? Ai là người thực hiện. Còn ở mức lôgic thì mô tả vào bản
chất và mục tiêu của hệ thống, không quan tâm đến việc hệ thống làm như thế
nào? Không cho biết hệ thống thực hiện chức năng của nó như thế nào. Mà mô tả
mỗi chức năng cần những thông tin gì để hoạt động, và nó cho ra những thông tin
gì?
Các bước phát triển để xây dựng mô hình cho hệ thống thông
qua các bước ,Nghiên cứu sơ bộ hệ thống, Phân tích hệ thống, Thiết kế hệ thống.
Nghiên cứu sơ bộ hệ thống, giai đoạn này tập trung vào việc
thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến cấu trúc của hệ thống và hoạt động
của hệ thống. Mô hình này thường ở dạng mô hình vật lý. Mục tiêu là mô tả cách
thức thực hiện công việc trong hệ thống.
Phân tích hệ thống, giai đoạn này đi vào phân tích chi tiết
bản chất của hệ thống, các mô hình tập chung trả lời cho câu hỏi: Hệ thống là
gì, làm những gì. Sản phẩm của giai đoạn này là mô hình về chức năng và mô hình
về dữ liệu. Chú ý mô hình về chức năng và mô hình về dữ liệu phải được xây dựng
độc lập nhau, tránh chồng chéo.
Thiết kế hệ thống: Chọn giải pháp cài đặt nhằm thực hiện
các kết quả phân tích, đây là sự cài đặt các mô hình có được sau khi phân tích
trên cơ sở điều tiết, dung hòa các yêu cầu, ràng buộc, các điều kiện trên thực
tế.
Chất lượng của hệ thống phụ thuộc vào chất lượng của mô
hình. Vì vậy khâu xây dựng mô hình hệ thống là rất quan trọng. Để tiến hành một
phương pháp mô hình hóa, thường có 3 khâu chính: thứ nhất phải tập hợp được các
khái niệm và các mô hình, thứ hai phải có một quy trình thực hiện, thứ 3 phải
có công cụ hỗ trợ.
Các phương pháp mô hình hóa như, phương pháp cấu trúc,
phương pháp hướng dữ liệu, phương pháp hướng đối tượng, phương pháp Merise.
Khi xây dựng hệ thống với UML, người ta không chỉ xây dựng duy
nhất một mô hình. Sẽ có nhiều mô hình khác nhau trong những giai đoạn phát
triển khác nhau, nhắm đến các mục đích khác nhau. Trong giai đoạn phân tích,
mục đích của mô hình là nắm bắt tất cả các yêu cầu đối với hệ thống và mô hình
hóa nền tảng bao gồm các lớp và các cộng tác "đời thực". Trong giai
đoạn thiết kế, mục đích của mô hình là mở rộng mô hình phân tích, tạo thành một
giải pháp kỹ thuật khả thi, có chú ý đến môi trường của công việc xây dựng
(viết code). Trong giai đoạn xây dựng code, mô hình chính là những dòng code
nguồn thật sự, được viết nên và được dịch thành các chương trình. Và cuối cùng,
trong giai đoạn triển khai, một lời miêu tả sẽ giải thích hệ thống cần được
triển khai ra sao trong kiến trúc vật lý. Khả năng theo dõi xuyên suốt nhiều
giai đoạn và nhiều mô hình khác nhau được đảm bảo qua các thuộc tính hoặc các
mối quan hệ nâng cao (refinement).
Mặc dù đó là các mô hình khác nhau, nhưng chúng đều được xây dựng
nên để mở rộng nội dung của các mô hình ở giai đoạn trước. Chính vì thế, tất cả
các mô hình đều cần phải được gìn giữ tốt để người ta có thể dễ dàng đi ngược
lại, mở rộng ra hay tái thiết lập mô hình phân tích khởi đầu và rồi dần dần
từng bước đưa các sự thay đổi vào mô hình thiết kế cũng như các mô hình xây
dựng.
Bản thân ngôn ngữ UML không phụ thuộc vào giai đoạn, có nghĩa là
cũng những nguyên tắc ngôn ngữ đó và cũng những biểu đồ đó được sử dụng để mô
hình hóa những sự việc khác nhau trong những giai đoạn khác nhau. Nhà thiết kế
nắm quyền quyết định xem một mô hình sẽ phải thay đổi nhằm đạt được những mục
đích nào và bao trùm những phạm vi nào. Ngôn ngữ mô hình hóa chỉ cung cấp khả
năng để tạo ra các mô hình trong một phong cách mở rộng và nhất quán.
Khi mô hình hóa bằng ngôn ngữ UML, toàn bộ công việc cần phải được
thực hiện theo một phương pháp hay một qui trình, xác định rõ những bước công
việc nào phải được tiến hành và chúng phải được thực thi ra sao. Một qui trình
như vậy thường sẽ chia công việc ra thành các vòng lặp kế tiếp, mỗi vòng lặp
bao gồm các công việc: phân tích yêu cầu/ phân tích/ thiết kế/ thực hiện/
triển khai. Mặc dù vậy, cũng có một quy trình nhỏ hơn đề cập tới nội dung
của việc mô hình hóa. Bình thường ra, khi sản xuất một mô hình hoặc sản xuất
chỉ một biểu đồ duy nhất, công việc sẽ bắt đầu bằng việc thu thập một nhóm
thích hợp các cá nhân khác nhau, trình bày vấn đề và mục tiêu; họ cộng tác cho
một giai đoạn hội thảo khoa học và phác thảo, trao đổi những sáng kiến và ý tưởng
về mô hình có thể. Công cụ được sử dụng trong giai đoạn này là hết sức khác
biệt và mang tính ngẫu hứng - thường là giấy dán post it hay bảng trắng.
Công việc được quyết định chừng nào những người tham gia có cảm giác họ đã có
được một nền tảng thực tiễn cho một mô hình (giống như một tiêu đề). Kết quả
sau đó sẽ được đưa vào một công cụ, mô hình tiêu đề được tổ chức, và sau đó một
biểu đồ thực sự sẽ được tạo dựng nên, phù hợp với những quy định của ngôn ngữ
mô hình hóa. Sau đó, mô hình được chi tiết hóa qua những công việc mang tính
vòng lặp, càng ngày càng có nhiều chi tiết về giải pháp được phát hiện, được dữ
liệu hóa và được bổ sung. Khi đã có nhiều thông tin hơn được thu thập về vấn đề
cũng như giải pháp của nó, tiêu đề ban đầu dần dần trở thành một lời chuẩn đoán
cho một mô hình có khả năng sử dụng. Khi mô hình đã gần hoàn thiện, một sự tích
hợp và thẩm định sẽ được thực hiện, dẫn tới việc mô hình hoặc biểu đồ sẽ được
tích hợp với những mô hình và biểu đồ khác trong cùng dự án để đảm bảo sự nhất
quán. Mô hình sau đó cũng được kiểm tra lại để chắc chắn nó đang giải quyết
đúng vấn đề cần giải quyết .
Cuối cùng, mô hình sẽ được thực thi và triển khai thành một loạt
các nguyên mẫu (prototype), nguyên mẫu này sẽ được kiểm tra để tìm khiếm
khuyết. Các khiếm khuyết bao gồm kể cả các chức năng còn thiếu, sự thực hiện
tồi tệ hay phí sản xuất và phát triển quá cao. Những khiếm khuyết thường sẽ ép
nhà phát triển rà đi rà lại công việc của mình để khắc phục chúng. Nếu vấn đề
là quá lớn, nhà phát triển có thể sẽ đi ngược lại tất cả các bước công việc của
mình cho tới tận giai đoạn sơ phác đầu tiên. Nếu các vấn đề này không lớn, nhà
phát triển có lẽ chỉ cần thay đổi một vài thành phần trong tổ chức hoặc đặc tả
của mô hình. Xin nhớ rằng bước tạo nguyên mẫu không thể được thực hiện ngay lập
tức sau khi hoàn tất biểu đồ; nó chỉ nên được thực hiện khi đã có một số lượng
lớn các biểu đồ liên quan. Nguyên mẫu sau này có thể được vứt đi, có thể được
tạo dựng nên chỉ để nhằm mục đích kiểm tra, hoặc là nếu bước tạo nguyên mẫu này
thành công, nó sẽ trở thành một vòng lặp trong quy trình phát triển thật sự.
Tags
System Information