Thương mại điện tử ở Việt Nam

Định nghĩa Thương mại điện tử
Thương mại điện tử (tiếng Anh là e-commerce hay electronic commerce) được định nghĩa ngắn gọn như sau “TMĐT là việc thực hiện các hoạt động thương mại dựa trên các công cụ điện tử, đặc biệt là Internet và WWW.”
Thương mại điện tử ở Việt Nam - tinhoccoban.net
Bức tranh thương mại điện tử ở Việt Nam

Định nghĩa Kinh doanh trực tuyến
Kinh doanh trực tuyến tiếng Anh là e-business, bên dưới là một số định nghĩa từ e-business từ các website khác nhau:

Nghiệp vụ kinh thương mại điện tử - tinhoccoban.net
Nghiệp vụ thương mại điện tử
e-Business (electronic business), derived from such terms as "e-mail" and "e- commerce," is the conduct of business on the Internet, not only buying and selling but also servicing customers and collaborating with business partners.

 e-Business (e-Business), or Electronic Business, is the administration of conducting business via the Internet. This would include the buying and selling of goods and services, along with providing technical or customer support through the Internet. e-Business is a term often used in conjunction with e-commerce, but includes services in addition to the sale of goods.

Tóm lại, e-business có thể được hiểu theo hai ý nghĩa:

 e-Business là việc kinh doanh trực tuyến, thường áp dụng cho một website kinh doanh trực tuyến, ví dụ eBay, Alibaba.

 e-Business chỉ các doanh nghiệp áp dụng hệ thống thông tin ERP (Enterprise Resource Planning) để giao tiếp nội bộ và bên ngoài (với các đối tác) thông qua Internet (collaborating with business partners)

Trong chương trình này ta nói về khái niệm thứ 1: kinh doanh trực tuyến – thành lập và vận hành một mô hình trực tuyến nào đó, để kiếm tiền và làm giàu.

Lịch sử phát triển Thương mại điện tử
Từ khi Tim Berners-Lee phát minh ra WWW vào năm 1990, các tổ chức, cá nhân đã tích cực khai thác, phát triển thêm WWW, trong đó có các doanh nghiệp Mỹ. Các doanh nghiệp nhận thấy WWW giúp họ rất nhiều trong việc trưng bày, cung cấp, chia sẻ thông tin, liên lạc với đối tác... một cách nhanh chóng, tiện lợi, kinh tế. Từ đó, doanh nghiệp, cá nhân trên toàn cầu đã tích cực khai thác thế mạnh của Internet, WWW để phục vụ việc kinh doanh, hình thành nên khái niệm TMĐT.

Các cấp độ phát triển của Thương mại điện tử
TMĐT được chia ra thành nhiều cấp độ phát triển. Xin giới thiệu 02 cách phân chia sau:

Cách phân chia thứ nhất: 6 cấp độ phát triển TMĐT
- Cấp độ 1 - hiện diện trên mạng: doanh nghiệp có website trên mạng. Ở mức độ này, website rất đơn giản, chỉ là cung cấp một thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm mà không có các chức năng phức tạp khác.

- Cấp độ 2 – có website chuyên nghiệp: website của doanh nghiệp có cấu trúc phức tạp hơn, có nhiều chức năng tương tác với người xem, hỗ trợ người xem, người xem có thể liên lạc với doanh nghiệp một cách thuận tiện.

- Cấp độ 3 - chuẩn bị TMĐT: doanh nghiệp bắt đầu triển khai bán hàng hay dịch vụ qua mạng. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để phục vụ các giao dịch trên mạng. Các giao dịch còn chậm và không an toàn.

- Cấp độ 4 – áp dụng TMĐT: website của DN liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạng nội bộ của DN, các hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sự can thiệp của con người và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả.

- Cấp độ 5 - TMĐT không dây: doanh nghiệp áp dụng TMĐT trên các thiết bị không dây như điện thoại di động, pocket PC (máy tính bỏ túi) v.v… sử dụng giao thức truyền không dây WAP (Wireless Application Protocal).

- Cấp độ 6 - cả thế giới trong một máy tính: chỉ với một thiết bị điện tử, người ta có thể truy cập vào một nguồn thông tin khổng lồ, mọi lúc, mọi nơi và mọi loại thông tin (hình ảnh, âm thanh, phim, v.v…) và thực hiện các loại giao dịch.

Cách phân chia thứ hai: 3 cấp độ phát triển TMĐT
Các mức độ thương mại điện tử - tinhoccoban.net

- Cấp độ 1 – thương mại thông tin (i-commerce, i=information: thông tin): doanh nghiệp có website trên mạng để cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ... Các hoạt động mua bán vẫn thực hiện theo cách truyền thống.

- Cấp độ 2 – thương mại giao dịch (t-commerce, t=transaction: giao dịch): doanh nghiệp cho phép thực hiện giao dịch đặt hàng, mua hàng qua website trên mạng, có thể bao gồm cả thanh toán trực tuyến.

- Cấp độ 3 – thương mại tích hợp(c-business, c=colaborating, connecting: tích hợp, kết nối): website của doanh nghiệp liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạng nội bộ của doanh nghiệp, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sự can thiệp của con người và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả.

Thương mại điện tử làm thay đổi việc kinh doanh trên thế giới như thế nào?
Với Internet và TMĐT, việc kinh doanh trên thế giới theo cách thức truyền thống bao đời nay đã ít nhiều bị thay đổi, cụ thể như:

Người mua nay có thể mua dễ dàng, tiện lợi hơn, với giá thấp hơn, có thể so sánh giá cả một cách nhanh chóng, và mua từ bất kỳ nhà cung cấp nào trên khắp thế giới, đặc biệt là khi mua sản phẩm điện tử download được (downloadable electronic products) hay dịch vụ cung cấp qua mạng.

 Internet tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì mối quan hệ một-đến-một (one-to-one) với số lượng khách hàng rất lớn mà cần nhiều nhân lực và chi phí.

Người mua có thể tìm hiểu, nghiên cứu các thông số về sản phẩm, dịch vụ kèm theo... qua mạng trước khi quyết định mua.

Người mua có thể dễ dàng đưa ra những yêu cầu đặc biệt của riêng mình để nhà cung cấp đáp ứng, ví dụ như mua CD chọn các bài hát ưa thích, mua nữ trang tự thiết kế kiểu, mua máy tính theo cấu hình riêng...

Người mua có thể được hưởng lợi từ việc doanh nghiệp cắt chi phí dành cho quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, thay vào đó, giảm giá hay khuyến mãi trực tiếp cho người mua qua mạng Internet.

Người mua có thể tham gia đấu giá trên phạm vi toàn cầu.

Người mua có thể cùng nhau tham gia mua một món hàng nào đó với số lượng lớn để được hưởng ưu đãi giảm giá khi mua nhiều.

Doanh nghiệp có thể tương tác, tìm khách hàng nhanh chóng hơn, tiện lợi hơn, với chi phí rất thấp hơn trong thương mại truyền thống.

Những trung gian trên Internet cung cấp thông tin hữu ích, lợi ích kinh tế (giảm giá, chọn lựa giá tốt nhất...) cho người mua hơn là những trung gian trong thương mại truyền thống.

Cạnh tranh toàn cầu và sự tiện lợi trong việc so sánh giá cả khiến cho những người bán lẻ phải hưởng chênh lệch giá ít hơn.

TMĐT tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp ở các nước đang phát triển có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn.

Nhà cung cấp hàng hóa trên mạng có thể dùng chương trình giới thiệu tự động những mặt hàng khác hay mặt hàng liên quan cho khách hàng của mình, dựa trên những thông tin đã thu thập được về thói quen mua sắm, món hàng đã mua... của khách hàng.

 Ngành ngân hàng, giáo dục, tư vấn, thiết kế, marketing và những dịch vụ tương tự đã, đang và sẽ thay đổi rất nhiều về chất lượng dịch vụ, cách thức phục vụ khách hàng dựa vào Internet và TMĐT.

 Internet giúp giảm chi phí cho các hoạt động thương mại như thông tin liên lạc, marketing, tài liệu, nhân sự, mặt bằng...

Liên lạc giữa đối tác ở các quốc gia khác nhau sẽ nhanh chóng, kinh tế hơn nhiều.

Mô hình cộng tác (affiliate) tương tự việc hưởng hoa hồng khi giới thiệu khách hàng đang bùng nổ. Ví dụ Amazon.com có chương trình hoa hồng cho các website nào dẫn được khách hàng đến website Amazon.com và mua hàng, mức hoa hồng từ 5% đến 15% giá trị đơn hàng.

Tóm lại:

- Với Internet, TMĐT, quyền của người mua được gia tăng đáng kể: chọn lựa hàng hóa, tham khảo thông tin, khảo sát giá, mua từ bất kỳ nhà cung cấp nào trên mạng Internet, yêu cầu đặc biệt theo sở thích cá nhân, mua rẻ hơn, chính sách trả lại hàng nếu không hài lòng...

- Với Internet, TMĐT, doanh nghiệp (người bán) phải cạnh tranh nhiều hơn, nỗ lực phục vụ khách hàng tốt hơn, lợi nhuận trên món hàng ít hơn, song, phục vụ thị trường lớn hơn, tiết kiệm được nhiều chi phí kinh doanh hơn

Thương mại điện tử phân chia theo nhóm đối tượng
TMĐT được phân chia thành một số loại như B2B, B2C, C2C dựa trên thành phần tham gia hoạt động thương mại, cụ thể:

o B2B (Business-to-Business): thành phần tham gia hoạt động thương mại là các doanh nghiệp, tức người mua và người bán đều là doanh nghiệp.

o B2C (Business-to-Consumer): thành phần tham gia hoạt động thương mại gồm người bán là doanh nghiệp và người mua là người tiêu dùng.

o C2C (Consumer-to-Consumer): thành phần tham gia hoạt động thương mại là các cá nhân, tức người mua và người bán đều là cá nhân.

o G2C (Government-to-Citizen)

o G2B (Government-to-Business)

o …

Lợi ích Thương mại điện tử mang lại cho Doanh nghiệp
TMĐT nên được xem là một công cụ hỗ trợ thương mại truyền thống trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Bên dưới là những lợi ích TMĐT mang lại cho doanh nghiệp:

o Quảng bá thông tin và tiếp thị cho thị trƣờng toàn cầu với chi phí cực thấp

o Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng: với TMĐT, DN có thể cung cấp catalogue, brochure, thông tin, bảng báo giá cho đối tượng khách hàng một cách cực kỳ nhanh chóng, DN có thể tạo điều kiện cho khách hàng chọn mua hàng trực tiếp từ trên mạng v.v… TMĐT mang lại cho DN các công cụ để làm hài lòng khách hàng, bởi trong thời đại ngày nay, chất lượng dịch vụ, thái độ và tốc độ phục vụ là những yếu tố rất quan trọng trong việc tìm và giữ khách hàng.

- Tăng doanh thu: với TMĐT, đối tượng khách hàng của DN giờ đây không còn bị giới hạn về mặt địa lý. DN không chỉ có thể bán hàng cho cư dân trong địa phương, mà còn có thể bán hàng trong toàn bộ Việt Nam hoặc bán ra toàn cầu. DN không ngồi chờ khách hàng tự tìm đến mà tích cực và chủ động đi tìm khách hàng cho mình. Vì thế, số lượng khách hàng của DN sẽ tăng lên đáng kể dẫn đến tăng doanh thu. Tuy nhiên, lưu ý rằng chất lượng và giá cả sản phẩm hay dịch vụ của DN phải tốt, cạnh tranh, nếu không, TMĐT không giúp được cho DN.

o Giảm chi phí hoạt động: với TMĐT, DN không phải chi nhiều cho việc thuê mặt bằng, đông đảo nhân viên phục vụ, kho chứa... Chỉ cần khoảng 10 triệu đồng xây dựng một website bán hàng qua mạng, sau đó chi phí vận hành và marketing website mỗi tháng không quá một triệu đồng, DN đã có thể bán hàng qua mạng. Nếu website của DN chỉ trưng bày thông tin, hình ảnh sản phẩm, DN tiết kiệm được chi phí in ấn brochure, catalogue và cả chi phí gửi bưu điện những ấn phẩm này. Nếu DN sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nhân có thể ngồi nhà tìm kiếm khách hàng quốc tế qua mạng. DN còn tiết kiệm được chi phí trong việc quản lý dữ liệu, quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM – Customer Relationship Management) v.v...

o Lợi thế cạnh tranh: kinh doanh trên mạng là “sân chơi” cho sự sáng tạo, nơi đây, doanh nhân tha hồ áp dụng những ý tưởng hay nhất, mới nhất về dịch vụ hỗ trợ, chiến lược tiếp thị v.v… Khi các đố i thủ cạnh tranh của DN đều áp dụng TMĐT, thì phần thắng sẽ thuộc về ai sáng tạo hay nhất để tạo ra nét đặc trưng riêng (differentiation) cho DN, sản phẩm, dịch vụ của mình để có thể thu hút và giữ được khách hàng.

Những quan điểm sai lầm trong Thương mại điện tử
Khi doanh nhân còn nhận định chưa đúng đắn về TMĐT thì TMĐT còn chưa được ứng dụng hiệu quả phục vụ việc kinh doanh của DN. Các nhận định sai đó gồm:

o Tin rằng xây dựng website xong là sẽ có khách hàng một cách dễ dàng và nhanh chóng: thực tế DN phải đầu tư rất nhiều cho marketing, cập nhật thông tin cho website, hỗ trợ khách hàng... để có thể tìm được khách hàng qua website.

o Tin rằng doanh nghiệp có thể dùng website để quảng bá sản phẩm, thông tin đến với mọi người trên khắp thế giới một cách dễ dàng: thực tế có hơn 8 tỷ trang web với hơn 40 triệu website trên Internet, nếu doanh nghiệp không đầu tư marketing website tốt thì xác suất người xem tự tìm ra website của doanh nghiệp sẽ rất thấp.

o Tin rằng website sẽ thay thế các công cụ, phương tiện marketing khác: thực tế website và TMĐT chỉ là công cụ hỗ trợ cho các công cụ sẵn có trong thương mại truyền thống.

o Không chú trọng và hiểu biết đúng đắn về thiết kế, giao diện, chức năng... của website: thực tế website hiệu quả phải là website dễ sử dụng, có các chức năng cần thiết hỗ trợ cho người xem, tốc độ tải về nhanh, không quá nhiều màu sắc, hiệu ứng...

o Không chú trọng những thông tin thuyết phục người xem ra quyết định mua hàng.Hãy trả lời câu hỏi “Tại sao bạn nên mua hàng của chúng tôi?” để nêu ra được những lợi thế của sản phẩm hay dịch vụ của DN so với của đối thủ cạnh tranh.

o Không cập nhật thông tin thường xuyên.

o Tin rằng website đẹp về mỹ thuật sẽ mang lại nhiều khách hàng. Thực tế những website nổi tiếng trên thế giới về doanh số bán đều là những website được thiết kế rất đơn giản về mỹ thuật, quan trọng là bố trí thông tin sao cho người xem dễ dàng tìm được điều họ muốn một cách nhanh nhất và cung cấp đủ chức năng đáp ứng nhu cầu của người xem.

o Không có thói quen trả lời ngay những email hỏi thông tin của người xem. Như thế sẽ làm khách hàng tiềm năng có ấn tượng không tốt về tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp và sẽ đẩy họ đến với nhà cung cấp khác. Luật “bất thành văn” trong TMĐT là doanh nghiệp nên trả lời mọi email của người xem trong vòng 48 giờ

o Không quan tâm đến rủi ro trong thanh toán qua mạng. Thực tế, theo luật chung của TMĐT thế giới, nếu có rủi ro trong thanh toán qua mạng, người bán sẽ là người chịu mọi thiệt hại.

o Áp dụng rập khuôn những mô hình TMĐT đã có: thực tế không có cách tốt nhất tạo ra một mô hình TMĐT phù hợp cho riêng DN. Lưu ý: chìa khóa thành công trong TMĐT nằm ở cụm từ “tạo nét đặc trưng riêng” (differentiation).

o Không quan tâm đúng mức về cạnh tranh trong TMĐT: DN có thể áp dụng để áp dụng TMĐT cho tất cả các DN. DN phải dựa trên đặc tính riêng mình để TMĐT thì đối thủ cạnh tranh cũng có thể áp dụng TMĐT. Chi phí triển khai TMĐT là rất thấp nên hầu như ai cũng có thể áp dụng TMĐT, dẫn đến cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực này. Vì thế, để thành công, DN phải biết cách đầu tư: rất quan tâm đến tiếp thị qua mạng (Internet Marketing hay e-marketing), tiện ích và chất lượng phục vụ khách hàng, tạo nét đặc trưng cho riêng mình

o Không quan tâm đến công nghệ mới: công nghệ thông tin là lĩnh vực mà sự lạc hậu công nghệ diễn ra rất nhanh. TMĐT là một loại hình kinh doanh dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin, do đó, tốc độ đổi mới cũng diễn ra nhanh, đòi hỏi doanh nghiệp tham gia TMĐT phải luôn đổi mới: đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức kinh doanh, đổi mới tư duy, đổi mới cung cách quản lý v.v…
Mới hơn Cũ hơn

Biểu mẫu liên hệ