Mẫu CV/ Hồ Sơ Xin Việc Làm Chuẩn Download Miễn Phí

Hướng dẫn tạo CV xin việc cơ bản nhất

Bố cục của mẫu CV xin việc đơn giản gồm những gì?
Giữa cả nghìn hồ sơ được gửi tới nhà tuyển dụng, bạn cần phải làm mọi cách để khiến mẫu CV của bản thân có thể lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng, dù mẫu cv đó có bằng tiếng Việt hay là một mẫu CV xin việc bằng tiếng Anh đi nữa. Nhưng muốn độc đáo, sáng tạo ra sao, bạn cũng cần phải đảm bảo mình có đủ các thông tin sau trong mẫu CV xin việc đơn giản của mình gồm:

Tiêu đề CV xin việc



Đối với một mẫu CV xin việc thì tiêu đề CV hiện nay không khác gì bộ mặt, ấn tượng ban đầu dành cho nhà tuyển dụng. Do đó, các ứng viên cần có một cách đặt tiêu đề cho mẫu CV xin việc chuyên nghiệp của bản thân. Cách viết tiêu đề theo cấu trúc như: CV – Họ tên ứng viên – vị trí ứng tuyển. Với cách đặt tiêu đề rõ ràng như thế này, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng hơn trong việc nhận biết hồ sơ xin việc của bạn so với hàng trăm ứng viên hiện nay.

Cách viết đơn xin việc chuẩn

Thư xin việc có thể được gửi đi để nhắm tới một vị trí công việc cụ thể, một công việc đang được quảng cáo, hoặc thậm chí bạn có thể chủ động liên hệ với một nhà tuyển dụng tiềm năng để xem liệu họ có chỗ trống nào đang cần người không. Dù bằng cách nào, thư xin việc của bạn cần phải:

Lời chào: Kính gửi ông/bà...

Đoạn mở đầu:dùng 1-2 câu để giới thiệu về bản thân bạn và vị trí công việc mà bạn muốn ứng tuyển.

Đoạn giữa:

Dành 3-4 câu trình bày về kỹ năng và kinh nghiệm thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc.
2-3 câu tiếp theo thể hiện hiểu biết của bạn về công ty và sự thích hợp của bạn với doanh nghiệp.
Đoạn cuối: khuyến khích nhà tuyển dụng đọc hồ sơ của bạn. Kết thúc với một lời kêu gọi hành động (ví dụ, như một cuộc phỏng vấn). Đừng quên để lại số điện thoại và email liên lạc.
Kết thư: Dùng những cụm từ như "Trân trọng", "Chân thành"... và ký tên.

Nội dung đơn xin việc
Diễn đạt được mong muốn thực sự được làm việc tại công ty, thể hiện rằng bạn đã tìm hiểu kỹ và nhận thấy mình hoàn toàn phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển dụng.
Liệt kê bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, năng lực chuyên môn và các thành tích đặc biệt mà bạn đã đạt được. Tất nhiên là nói một cách đơn giản, ngắn gọn, tránh viết dài dòng lặp đi lặp lại hoặc chỉ thích nhấn mạnh vào thành tích cá nhân của mình.
Thể hiện sự chờ đợi tín hiệu từ phía nhà tuyển dụng, đề nghị họ gửi hồi âm để có thể tới phỏng vấn, thi viết...

Cách trình bày Đơn xin việc

Thông tin cá nhân

Phần thông tin cá nhân điền đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc. Những thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ với ứng viên khi đạt yêu cầu.

Mẹo:

Địa chỉ email nghiêm túc, dùng thường xuyên.
Chèn ảnh phù hợp với vị trí ứng tuyển, nhìn thấy khuôn mặt trực diện.

Mục tiêu nghề nghiệp

Ghi mục tiêu, định hướng trên con đường phát triển sự nghiệp của mình. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên biết lên kế hoạch, mục tiêu sự nghiệp rõ ràng. Vì vậy mục này khá quan trọng để ghi điểm trước nhà tuyển dụng.

Mẹo:

Đề cập đến vị trí mong muốn ứng tuyển.
Chia ra thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
Mục tiêu hướng đến lợi ích công ty như tăng doanh số, mở rộng khách hàng….

Trình độ, bằng cấp

Tóm tắt ngắn gọn quá trình học tập, tốt nghiệp trường nào, tên trường, chuyên ngành, kết quả học tập. Sắp xếp theo mốc thời gian để nhà tuyển dụng tiện theo dõi.

Mẹo:

Ghi rõ những đề án, nghiên cứu khoa học (nếu có).
Một số khoá học nâng cao kỹ năng, đào tạo nghiệp vụ (nếu có).

Không nên đưa quá trình học tập từ cấp 1, cấp 2.

Kinh nghiệm chuyên môn
Với những người đã có kinh nghiệm đi làm, kể cả đúng chuyên môn hay chỉ là công việc làm thêm như bán hàng, thu ngân cũng liệt kê vào đây. Mô tả ngắn ngọn về công việc chính, súc tích nhưng đầy đủ. Đồng thời, đưa ra thành tựu, kỹ năng, kinh nghiệm đạt được trong quá trình làm việc. Đây chính là phần thể hiện rõ khả năng của bạn, để nhà tuyển dụng xem có phù hợp vị trí ứng tuyển hay không?

Mẹo:

Liệt kê theo thứ tự thời gian, công việc làm gần đây nhất nêu trước.
Đưa ra số liệu xác thực như tăng bao nhiêu % doanh thu, kiếm về bao nhiêu khách hàng...
Nếu làm ở nhiều nơi thì chọn những công việc liên quan đến vị trí ứng tuyển.
Không nên đưa các công việc ngắn hạn dưới 6 tháng vào.
Kỹ năng công việc
Nhà tuyển dụng thường chú trọng xem xét những kỹ năng của ứng viên, xem có phù hợp vị trí tuyển dụng hay không. Thông qua đó để đánh giá trình độ, khả năng của ứng viên. Vì vậy, mục này cũng rất quan trọng.

Mẹo:

Ghi rõ sử dụng thành thạo kỹ năng văn phòng, giao tiếp tiếng Anh....
Sử dụng thành thạo phần mềm kế toán, Photoshop, AutoCad...
Ghi đầy đủ thông tin người tham chiếu bao gồm: Họ tên, email, số điện thoại.

Hoạt động ngoại khoá

Nếu vừa mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thì mục ngoại khóa càng quan trọng để chứng tỏ sự năng động, nhạy bén của bạn. Bởi các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên năng nổ, nhiệt tình và giàu lòng nhân ái.

Mẹo:

Liệt kê các hoạt động cộng đồng, thiện nguyện.
Không nên liệt kê các hoạt động giải trí cá nhân, theo sở thích.
Nêu vai trò, trách nhiệm của bản thân trong các hoạt động đó.

Thông tin bổ sung

Giới thiệu về con người của mình, điểm mạnh, điểm yếu, sở thích cá nhân. Thể hiện rõ những điểm mạnh phù hợp vị trí ứng tuyển. Mong muốn làm việc trong môi trường như thế nào?


Xác nhận thông tin

Dành cho những người đã đi làm, ở mục kinh nghiệm ghi thông tin công ty, số điện thoại, email người quản lý trực tiếp để nhà tuyển dụng tiện liên lạc kiểm tra thông tin có đúng sự thật hay không?

Ngắn gọn, súc tích trên một mặt của tờ giấy A4 để nhà tuyển dụng tiện theo dõi, tránh viết dài tới 2-3 trang vì có thể họ cũng không đủ kiên nhẫn để đọc hết những gì bạn viết.
Chọn loại font chữ thông dụng, dễ đọc và chỉ dùng một loại phông đó cho cả văn bản. Thống nhất về cỡ chữ, tránh chữ to chữ nhỏ hay sử dụng quá nhiều font chữ gây rối mắt, thiếu chuyên nghiệp.
Kiểm tra kỹ càng về chính tả, dấu câu. Tuyệt đối không viết sai chính tả, câu cú lủng củng, sai ngữ pháp.
Đôi khi để nhấn mạnh bạn có thể bôi đậm hoặc in nghiêng chữ, tuy nhiên không nên lạm dụng, chỉ dùng với những chỗ thật sự cần thiết.

Một số lưu ý

Nếu có thể thì bạn nên gửi trực tiếp tới người có toàn quyền tuyển dụng. Hiện nay các công ty đều có nhân sự riêng phụ trách tuyển dụng, vậy nên gửi trực tiếp cho người này thì đơn của bạn sẽ có cơ hội cao hơn thay vì gửi mông lung tới phòng hành chính nhân sự hoặc phòng tuyển dụng.

Nếu có thông tin về người phụ trách tuyển dụng thì hãy mở đầu bằng việc chào hỏi họ thân mật bằng tên riêng, chỉ một chi tiết nhỏ thôi nhưng cũng gây được ấn tượng tốt rồi.


Những mẫu CV xin việc tiếng Anh, tiếng Việt đúng chuẩn

Mẫu CV 1: CV xin việc dành cho kiến trúc sư

Kiến trúc sư là ngành nghề khá phổ biến, mẫu CV này sẽ giúp các bạn thêm ý tưởng viết mẫu CV xin việc hay, đầy đủ thông tin và cá tính riêng của mình.




Mẫu CV 2:
Mẫu CV này nhìn rất chuyên nghiệp, bạn có thể tùy biến rất nhiều cho phù hợp với sở thích của mình.




CV xin việc cho kiến trúc sư - tinhoccoban.net
Tải xuống

Mẫu CV 3: Mẫu CV xin việc cho nhà thiết kế

Mẫu CV này dành cho nhà thiết kế trầm tính, mẫu này rất hợp đẹp và chuẩn.





Mẫu CV 4:
Với những ai thích màu trắng, màu của sự đơn giản thì đây là CV xin việc quá hoàn hảo cho bạn.
Mẫu CV xin việc - tinhoccoban.net
Tải xuống





Mẫu CV 5:
Bạn hầu như không thấy nhiều khoảng trống trong mẫu hồ sơ xin việc này. Không gian được bố trí rất hợp lý, đây là một mẫu CV tuyệt vời để tham khảo.






Mẫu CV 6: Mẫu CV xin việc cho kỹ sư xây dựng

Những người làm kỹ sư xây dựng, giám sát công trình sẽ vô cùng thích thú với mẫu CV này đấy.






Mẫu CV 7: Mẫu CV xin việc cho thiết kế

Mẫu CV này được thiết kế dành riêng cho dân thiết kế (Designer), những người thích sự đơn giản với 2 tông màu xanh và trắng.





Mẫu CV 8: CV xin việc cho chuyên viên kinh doanh

Đây là mẫu CV xin việc dành cho chuyên viên phát triển kinh doanh, phát triển thị trường. Mẫu CV này sở hữu 2 màu chủ đạo là trắng và xanh đậm rất giản dị, nhưng cực kỳ chuyên nghiệp.






Mẫu CV 9: Mẫu CV dành cho nhà thiết kế chuyên nghiệp

Mẫu CV xin việc này sẽ giúp các nhà thiết kế chuyên nghiệp thuyết phục nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ngắn gọn, xúc tích, nhưng cực kỳ sáng tạo.






Mẫu CV 10: Mẫu CV xin việc cho giám đốc nghệ thuật





Mới hơn Cũ hơn

Biểu mẫu liên hệ