[Tư duy thiết kế] Tổng quan về tư duy thiết kế?




Design Thinking

Một thi hào từng viết rằng tương lai được gọi bằng nhiều cái tên, người yếu đuối gọi nó là sự không thể đạt được, đối với người sợ hãi thì gọi nó là điều chưa biết, đối với người dũng cảm thì gọi đó là cơ hội.
Các bước thực hiện thiết kế - tinhoccoban.net
Các bước thực hiện thiết kế

Tư duy thiết kế là việc định hướng khách hàng của mình toàn diện đi từ cái chung của sự phát triển ý tưởng nghiệp vụ hoặc mô hình thực thể nghiệp vụ. Điều này rất quan trọng, tư duy thiết kế là cố gắng tiếp cận dự án đang được xây dựng và các phương thức thực hiện dựa trên  tiến trình nghiệp vụ.
Phương thức tiếp cận cần khả thi để có thể triển khai tất cả các ý tưởng nghiệp vụ sau này sẽ trở thành một sản phẩm hoặc các đặc tính dịch vụ. Con chuột đầu tiên của máy tính Macintosh đã được tạo ra sau khi áp dụng cách tiếp cận tương tự hoặc bàn chải đánh răng được thiết kế với sự phù hợp của công thái học.


Những đặc điểm của tư duy thiết kế được tổng kết lại như sau:
Tư duy thiết kế là:

- Một cách tiếp cận tích hợp: 

Điều này có nghĩa là muốn giải quyết vấn đề, những tiến trình của vấn đề được xem xét đồng thời với nhau trong cùng hệ thống. Các vấn đề được phân tích và phát triển giải pháp được xem xét mang tính hệ thống và toàn diện trong khi giải quyết mỗi tiến trình. Rất nhiều chuyên gia cần phân tích vấn đề và phát triển giải pháp được giải quyết và trao đổi từng vấn đề.
Môi trường làm việc cho tiến trình được thiết kế để thúc đấy sáng tạo. Có thể gọi là môi trường 3P: Con người (People), Tiến trình (Process: vấn đề cần giải quyết) và không gian làm việc (Place) cần được xem xét để phát triển ý tưởng thành công. Thêm một P nữa là các mối liên quan gần gũi (Partnerships), vì cần phải rất nhiều bên liên quan cần tham gia để phát triển và thực hiện ý tưởng.

- Tập trung vào hướng khách hàng sớm: 

Tư duy thiết kế bắt đầu với con người chứ không phải là bắt đầu với một công nghệ hay mục tiêu nghiệp vụ. Cuối cùng, khách hàng cần có một quyết định ảnh hưởng tới quyết định tiếp tục hay dừng lại của một tiến trình. Nó không được quá lâu đủ để những câu hỏi của khách hàng về yếu tố nghiên cứu ảnh hưởng của thị trường. Theo truyền thống phương thức (kiểm tra) nghiên cứu thị trường thường chỉ là tìm hiều về kết quả phản hồi trên những cái mới.

- Nhấn mạnh sự đồng cảm. 

Nhân tố chính là đặt chính mình vào vị trí của khách hàng/ người dùng và quan sát từ phía họ. Đồng cảm có thể tạo cho khoảng cách giữa người chủ của thiết kế và kách hàng gần gũi hơn. Nói cách khác, tạo cách tiếp cận hướng tới khách hàng. Những sự phát triển cần điều chỉnh theo hướng tốt hơn cho khách hàng nếu cần thiết, ưu tiên đến mức độ có thể đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của những khách hàng này.

- Phấn đầu đề biến ý tưởng thành hữu hình ở giai đoạn đầu: 

Các mẫu thiết kế phải được tạo ra nhanh nhất có thể, điều này áp dụng cho những dịch vụ phi vật chất. Nó không phải là một câu hỏi kiểm tra chất lượng cuối cùng của một sản phầm gần hoàn thiện, nhưng ở một khía cạnh khác: chức năng cá nhân hóa/ những đặc điểm/ đặc tính hoặc kích hoạt của sản phẩn/ dịch vụ đề nghị đã được kiểm tra bởi khách hàng. Một câu châm ngôn khi tạo ra mẫu thiết kế để lựa chọn là: Đơn giản nhất có thể, ý nghĩa nhất có thể.
Trong chuỗi bài viết.

-         - Lặp đi lặp lại thường xuyên giữa các pha phát triển. 

      Quay lại một pha trước đó không phải là một sai lầm mà là thể hiện thành công trong việc nắm bắt tiến trình. Thất bại là một phần không thể thiếu của cách cận này và hệ thống có thể chấp nhận, chấp nhận và kỳ vọng bởi tất cả người tham gia. Với phương trâm là: “Thất bại càng nhanh, thành công càng đến sớm.”

-         - Hãy chú ý đến sự đa dạng của những người tham gia. 

      Thiết kế với chiều rộng liên ngành và chiều sâu công nghệ: Kiến thức, kinh nghiệm và quan điểm của một nhóm kỹ sư, khoa học tự nhiên, nhân sự, khoa học xã hội và kinh tế … Những người khó khả năng hợp tác đa ngành được đặt vào được đưa vào sử dụng.

- Không gian làm việc theo định hướng nhóm. 

Me” – Space (cho cá nhân làm việc) và “We” – Space (cho nhóm làm việc) được thực hiện linh hoạt trang bị và truyền cảm hứng cho cá nhân, nhóm và toàn thể công việc. Nó có thể được chọn cho các vị trí khác nhau, các phòng hoặc nội thất được bố chí cho các pha Tư duy thiết kế được đề nghị để tạo cho không khí làm việc mới (phù hợp với công việc tương ứng) được lặp đi lặp lại.

-         - Kết hợp với những pha phân tích (thu thập, tổ chức, đánh giá thông tin) và những pha tổng hợp (phát triển, kiểm thử, cải thiện giải pháp). 

      Ban đầu, vấn đề được phân tích một cách chi tiết (cũng được gọi là không gian của vấn đề), tìm chỗ nào phải tập trung cái gì? Và tại sao? (Vấn đề là gì, tại sao lại là một vấn đề). Chỉ trong giai đoạn thứ 2 thì những giải pháp chắc chắn sẽ được phát triển và được kiểm thử (cũng gọi là không gian giải pháp): Ở đây, câu hỏi được trả lời bằng cách nào (một vài vấn đề có thể được giải quyết)
Thêm nữa, một điều khác biệt giữa các pha phân kỳ, đó là phối cảnh được mở rộng bằng cách thu thập thông tin hoặc tạo những ý tưởng và các pha hội tụ dẫn đến những quyết định và tầm nhìn dự án bằng các tạo các quyết định giữa các phương án.

Những pha phân kỳ và pha hội tụ, đó là những tiến trình của Tư duy thiết kế (Design Thinking) được gọi là cặp lõi. Các quá trình này sẽ được mô tả chi tiết ở các bài sau.


1.Tổng quan về tư duy thiết kế?

2. Tư duy thiết kế là gì?

3. Làm sao để hiểu chủ đề?
4. Quan sát như thế nào?
5. Định nghĩa chủ đề?
6. Làm thế nào để tìm kiếm ý tưởng?
7. Lập dàn ý.
8. Làm thế nào để kiểm tra ý tưởng nghiệp vụ
9. Làm thế nào để thực thi được thiết kế của mình


Mới hơn Cũ hơn

Biểu mẫu liên hệ