Nguyên tắc của Tư duy thiết kế.
Khi thực hiện Tư duy thiết kế được thực hiện qua các tiến
trình dưới đây, theo những nguyên tắc thiết kế phải quan sát, gần như “Mười lời
khuyên cho Tư duy thiết kế.
- Một là, quên đi chức vụ, danh hiệu của người tham gia, hay những tài nguyên của dự án đã được gán nhãn. Trong suốt một cuộc hội thảo tư duy thiết kế, mọi thứ đều gác qua một bên
- Hai là, Khuyến khích những ý tưởng ngây thơ, hoang dã. Hãy cho trí tưởng tượng của bạn được bay bổng. Mọi ý tưởng (được cho là) điên rồ đều được tôn trọng.
- Ba là, tất cả vì chất lượng. Chất lượng trước số lượng. Lựa chọn, phân tích và đánh giá sau.
- Bốn là, xây dựng ý tưởng dựa trên những cái khác.Không có bản quyền, những ý tưởng từ người khác được đưa lên, hỗ trợ và được chuyển đổi.
- Năm là, Tư duy con người làm trung tâm. Tư duy thiết kế, trước hết nghĩ về con người mà không phải là công nghệ hay mục tiêu nghiệp vụ.
- Sáu là, hãy trực quan và làm cho nó có hình ảnh, sử dụng những hình vẽ, hình minh họa, hình ảnh, những bộ phim, những mẫu, …
- Bảy là, tránh chỉ trích. Quá trình tạo ra ý tưởng và quá trình đánh giá phải tách biệt nhau một cách tuyệt đối.
- Tám là, thất bại sớm và thường xuyên. Thất bại có nghĩa là đang học. Thường xuyên thất bại điều đó có nghĩa là bạn học hỏi được rất nhiều điều.
- Chín là, cần phải tập trung. Tự đặt mình trong một giới hạn, bám sát các mục tiêu và nhiệm vụ của các tiến trình Tư duy thiết kế.
- Mười là, hãy vui vẻ. Phát triển những ý tưởng mới cần một nhóm vui vẻ. Sáng tao cần vui vẻ.
Khái niệm tư duy thiết kế
Các nguyên tắc nên được viết rõ
ràng trong hội thảo Tư duy thiết kế cho tất cả mọi người tham gia, trên toàn thời
gian. Những người tham gia được nhắc đi nhắc lại các nguyên tắc này bởi một người
điều hành.
Nguyên tắc “Tập trung, xuất hiện
mâu thuẫn đầu tiên với nguyên tắc : Khuyến khích những ý tưởng ngây thơ! Kinh
nghiệm và quy trình sáng tạo cho thấy điều đó, tuy nhiên việc thiết lập phạm vi
rõ ràng và giới hạn, trong sự tưởng tượng đã cho sự tự do giới hạn, là tiếp cận
hướng mục tiêu để tạo ý tưởng, trong một điều kiện cụ thể, pha phát triển (Sự cần
thiết để tạo nên phát minh) ” Như những
giới hạn có thể bao gồm cả những không
giới hạn, hướng rộng được đặt ra bởi tầm nhìn và chiến lược của công ty, thời
gian thiết kế và giá trị (sản phẩm, dịch vụ đề nghị được tạo ra trong khoảng
X tháng), một phạm vi cần tập trung, số
đặc tính mới, tuân thủ những quy tắc ràng buộc hoặc những tài nguyên hữu hạn sẵn
có. Boyd/Goldenberg (2013) khéo léo nói ở đây rằng “Tư duy trong giới hạn
(Thinking inside the Box)” đề nghị thêm trong “Tư duy vượt giới hạn (Thinking
Out of the Box)” làm cách tiếp cận chính.
Trong những trường hợp cụ thể này,
một sự cân bằng phải được đưa vào giữa, một mặt, là nguy cơ bóp nghẹt những ý
tưởng tiềm năng và mặt khác theo đuổi những ý tưởng không tưởng.
Tập trung cũng có nghĩa là đề cập
đến tiến trình Tư duy thiết kế được nói dưới đây. Những giới hạn ở đây có thể
được thiệt lập rõ ràng bằng quỹ thời gian cho những pha cụ thể hoặc chỉ định những
người làm việc đó, giải pháp như thế nào và ở đâu sẽ được sử dụng. Sử dụng đúng
mức và truyền đạt đúng là một thách thức, những giới hạn có thể phát huy sự sáng
tạo và tạo động lực và hiệu quả truyền cảm hứng trong nhóm Tư duy thiết kế.
Tiến trình của tư duy thiết kế.
Steve Jobs, CEO của tập đoàn Apple
từng nói: Một số người nghĩ rằng thiết kế có nghĩa là trông nó như thế nào.
Nhưng tất nhiên, nếu chịu khó đào sâu hơn, thì tư duy thiết kế có nghĩa là nó
làm việc như thế nào.
Theo Plattner, tư duy thiết kế bao
gồm 6 bước lặp đi lặp lại: Thấu hiểu, quan sát, định nghĩa vấn đề, tìm
những ý tưởng, phát triển khuôn mẫu và kiểm thử. Ba pha đầu tiên cũng
được gọi là không gian vấn đề, miêu tả vấn đề và tất nhiên bao gồm các
nguyên nhân của vấn đề (Cái gì là vấn đề và tại sao lại có những vấn đề này).
Tiếp theo, ba pha tiếp theo cũng được gọi là không gian giải pháp, miêu
tả những giải pháp có thể có và như thế nào, có thể triển khai. Những bước tiến
trình được miêu tả trong thời gian ngắn và sẽ được giải thích chi tiết hơn theo
từng bước.
Cũng theo biểu diễn từng bước cho
thấy việc biểu diễn tuần tự là cách diễn ra lặp đi lặp lại, luôn có sự phản hồi
từ pha sau lên pha trước cho mỗi pha. Mỗi bước riêng có thể được hoàn thành rất
nhanh trong yêu cầu và học nhanh theo nguyên tắc lặp đi lặp lại như tiêu chí “thất
bại sớm và thường xuyên” hoặc cần thiết, có thể bước cuối cùng mới hoan thành.
Nó hữu ích để định nghĩa vững chắc cho thời gian cố định v à các pha cụ thể (trong
quản lý dự án Agile, điều này được gọi là thời gian xác định, chương 8.5)
Pha 1 “Thấu hiểu” (Thấu hiểu vấn đề)
Trong pha đầu tiên này, trước tiên là phát triển sự hiểu biết về thử
thách/ vấn đề/ cân thiết hoặc yêu cầu (hiểu vấn đề). Nó phải được làm rõ ai là
người tích hợp tiến trình và trong trường hợp cụ thể, quan điểm về kỹ thuật (quy
trình tổ chức) là cần thiết. Cuối cùng, nó phải rõ ràng câu hỏi như thế nào cần
tính toán tốt nhất cho những gì mà khách hàng cần được định nghĩa trong các điều
khoản cụ thể.
Pha 2: Quan sát
Trong pha này, nghiên cứu chi tiết tại chỗ những điều khách hàng quan
tâm, khách hàng cần và vấn đề của khách hàng. Số phương pháp được sử dụng trong
thời gian này như phỏng vấn, viết khảo sát, quan sát theo những hình ảnh và
phim. Kết quả được phân loại theo điều kiện, được định nghĩa thoeo nhóm và được
hiểu biết một cách toàn diện những điều mà khách hàng cần và những hoạt động của
họ.
Pha 3. Quan điểm (Định nghĩa vấn đề)
Sau những quan sát, những gì tìm hiểu cần được cô đọng lại thành những mẫu
sử dụng đơn giản, vấn đề mà khách hàng cần được tóm tắt lại một cách rõ ràng bằng
các câu hỏi.
Pha 4 “Ý tưởng” (Nghiên cứu và tìm kiếm những ý tưởng)
Chỉ trong pha này, giai đoạn động não thực sự diễn ra. Áp dụng các kỹ thuật
sáng tạo được sử dụng, tách riêng từ pha này, những ý tưởng có thể được phân
tích theo cách thức hướng khách hàng để xác định điểm yếu, và một quyết định lựa
chọn có thể được tạo ra dựa trên đánh giá một ý tưởng.
Pha 5. Mẫu thiết kế (phát triển mẫu thiết kế)
Đây là rất quan trọng, các ý tưởng có thể được hiện thực hóa càng nhanh
càng tốt, được tạo ra hình ảnh, được phác thảo, được thiết kế, mô hình/ mô phỏng.
Theo lĩnh vực kỹ thuật người ta có thể nói, đây là giai đoạn “Thiết kế nhanh”,
theo đó phát triển mẫu nguyễn mẫu thiết kế được áp dụng để quyết định không chỉ
sản phẩm mà còn những dịch vụ. Một loạt các phương pháp phát triển nguyễn mẫu có
sẵn cho phương pháp này.
Pha 6. Kiểm thử
Trong pha cuối cùng này, các ý tưởng vẫn tiếp tục phát triển và được kiểm
nghiệm thêm và được phản hồi từ khách hàng. Thêm nữa, các vấn đề phát triển, thị
trường, sản phẩm phải được làm rõ.
Quy
trình thực hiện được trình bày ở đây, pha thực thi với việc phát triển ý tưởng
cho thị trường sản phẩm, dịch vụ chỉ được
diễn ra sau đó.
Tóm lại, tư duy thiết kế rất toàn diện, tiếp cận hướng người dùng, đó là các phương pháp quan sát có tính hệ thống, truy vấn và động não cũng như các kỹ thuật điều tiết khác trong những pha cụ thể, trong một tiến trình lặp đi lặp lại.
3. Làm sao để hiểu chủ đề?
Tiến trình của tư duy thiết kế |
Kế hoạch cho một dự án tư duy thiết kế?
Đầu tiên, những mục tiêu cho dự án tư duy thiết kế cần được
chỉ rõ từ công ty hay từ chiến lược đổi mới và những kỳ vọng cho toàn bộ dự án
được nêu ra một cách rõ ràng.
- Nên tìm những ý tưởng mới? Tất nhiên là trong lĩnh vực tìm kiếm.
- Nên cần những khách hang cụ thể và / hoặc những mô hình hoặc những xu hướng được tìm thấy trong số những khách hàng trong một phạm vi lĩnh vực cụ thể.
- Những mục tiêu cần đạt được và khi nào cần đạt được.
- Những nhân viên hoặc những người tham gia (chuyên gia từ những nhà nghiên cứu, những khách hàng, những nhà cung cấp, những nhóm người từ bên ngoài ngành công nghiệp) được giải quyết từ những lĩnh vực / ngành học.
- Ai chịu trách nhiệm quản lý dự án và điều tiết dự án
- Những nơi mà giao tiếp giữa các bên liên quan
- Dự trù ngân sách sẵn có cho dự án tư duy thiết kế.
Một trong những đặc điểm của mục tiêu là phải rõ ràng và
trách nhiệm của các bên liên quan, nó rất cần thiết, cần phải phê bình, đánh
giá tất cả các phương pháp phù hợp cho các mục tiêu.
Một nhân tố quyết định cho sự thành công của dự án tư duy
thiết kế là tổ chức dự án. Trong phần lớn các trường hợp, Tư duy thiết kế được
quan tâm như một dự án liên quan đến nhân viên nội bộ và phía bên ngoài từ các
bên liên quan. Đội/ nhóm dự án bao gồm từ 6 đến 9 đại diện từ các lĩnh vực khác
nhau (R&D, sản phẩm, tiếp thị và bán hàng) hoặc theo luật nhóm chuyên ngành
đóng góp ít nhất 50% thời gian làm việc của họ (cởi mở với các ý tưởng bên
ngoài). Các trải nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau giúp ích cần thiết cho tư
duy thiết kế.
Không được bỏ bê những trợ giúp từ phía bên trong của công
ty cho sự triển khai những kết quả từ tư duy thiết kế. Những hỗ trợ cần thiết của
người quản lý có thể trở thành nhân tố quyết định thành công, cũng như có nhiều
ích lợi ở đây. Sự hỗ trợ có thể được nhìn thấy cụ thể trong các hoạt động sau:
- Nguồn lực đầy đủ cho dự án
- Nếu có thể, sẽ tiếp quản sự bảo trợ cho dự án tư duy thiết kế.
- Báo cáo liên tục về tiến độ của dự án.
- Thường trực nội bộ và giao tiếp bên ngoài về tầm quan trọng của tư duy thiết kế
- Thành viên ban chỉ đạo nếu có
- Tham gia cá nhân trong hội thảo.
- Công nhận các nhân viên liên quan.
Trong trường hợp của một dự án rộng lớn hơn, một ban chỉ đạo
bao gồm các nhà quản lý từ các khu vực nêu trên cũng phải được thành lập. Nhìn
chung, tất cả các nhiệm vụ, năng lực và trách nhiệm phải được xác định bởi tất
cả những người tham gia dự án.