[Quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu] Nghề quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu (Database Administrator(DBA))

Công nghệ thông tin hiện nay ở khắp mọi nơi trong các lĩnh vực, đời sống xã hội, công nghệ thông tin là một lĩnh vực bao hàm rất nhiều lĩnh vực khác…


Trong lĩnh vực công nghệ thông tin có rất nhiều lĩnh vực nhỏ như:
– Developer : Lập trình viên, phát triển phần mềm.
– Networking Adminitrator : Quản trị hệ thống mạng
– Network Security: Bảo mật hệ thống mạng
System Analysis: Phân tích thiết kế hệ thống: mạng, phần cứng, phần mềm.
Các thiết bị trong mạng
Các thiết bị trong mạng


Database Administrator(DBA):
Quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu (Database).
Vậy Database Administrator(DBA) là gì ? Để làm được công việc DBA bạn cần có những kiến thức nào ? và tầm quan trọng của DBA.
1. Database Administrator(DBA), người làm Dba là làm gì?
– Bạn có thể nghĩ một cách đơn giản: DBA giống như người bảo vệ, bảo trì nhà kho cho doanh nghiệp. Theo nghĩa đen, bảo vệ nhà kho phải đảm bảo sao cho hàng hóa của doanh nghiệp bạn an toàn, sạch sẽ, chống thất thoát và phải đảm bảo rằng việc phòng tránh cháy nổ, thảm họa để khỏi mất mát tài sản của doanh nghiệp.
DBA trong công nghệ thông tin được hiểu về nghĩa bóng, tài sản doanh lúc này là tài sản vô hình. Bao gồm tất cả các loại dữ liệu được lưu trữ trong hệ thống cơ sở dữ liệu máy chủ về kinh doanh, kế toán, sản xuất, nhân sự, tiền lương, báo cáo thuế….
DBA phải đảm bảo được dữ liệu của doanh nghiệp toàn vẹn, không được thất thoát và phải luôn luôn sẵng sàng để người sử dụng phần mềm truy cập.
DBA phải đảm bảo phục hồi dữ liệu nhanh nhất, thất thoát dữ liệu ít nhất trong các tình huống mà trong tin học có thể gọi là thảm họa như : Phần cứng máy chủ bị lỗi, cháy nổ máy chủ, mất đường truyền mạng, hệ thống phần mềm hệ điều hành bị tê liệt.
2. Database Administrator(DBA), kiến thức liên quan để làm Dba.
– Kiến thức về khái niệm cơ sở dữ liệu. Nhờ những kiến thức này giúp có cái nhìn tổng quan về một hệ quản trị cơ sở dữ liệu và dễ kiểm soát hơn. Từ những kiến thức tổng quan này bạn có thể dễ dàng học hỏi và quản trị nhiều loại cơ sở dữ liệu khác nhau. Tuy nhiên, mỗi loại hệ quản trị cơ sở dữ khác nhau như MS SQL Server, Oracle, DB2, MySQL hoặc Postgres điều có những điểm đặc trưng riêng đòi hỏi  những kiến thức chuyên sâu riêng
– Kiến thức lập trình:  Lập trình CSDL : ODBC, JDBC, ADO, BDE (Borland Database Engine), ADO.NET v.v.v  xác định được các lỗi phát sinh trong Database mà bạn quản lý. Nhờ vào kiến thức lập trình CSDL sẽ tạo cho bạn một logic giả quyết vấn đề. Ngoài ra cần kiến thức về lập trình ứng dụng, lập trình mạng để xây dựng các công cụ hỗ trợ việc quản trị database của bạn như Backup, Restore, Schedule, Import, Export v.v.v
– Kiến thức tổng quan về mạng, bạn phải có một kiến thức cơ bản về hệ thống mạng, các giao thức mạng (TCP/IP, HTTP, FTP, UDP)…
– Kiến thức về TSQL, SQL, PLSQL, DDL, DML, UML. Những kiến thức này giúp bạn cải thiện tốc độ xử lý của Database.
– Kiến thức về hệ điều hành (Operation System). Bạn phải có kiến thức vững chắc về các hệ điều hành. Nếu bạn quản trị Database trên Linux, Unix thì bạn phải thường xuyên sử dụng command line, Shell Script.
3. Kỹ năng cá nhân
– Nghiên cứu độc lập, bản phải có khả năng nghiên cứu độc lập, đưa ra các quyết định mang tính thời khắc.
– Bình tĩnh và phải có cái đầu lạnh trong trường hợp “Thảm họa dữ liệu”
– Cẩn thận tuyệt đối, chỉ một cái click chuột mà không suy nghĩ bạn có thể làm tổn thất doanh nghiệp bạn rất lớn.
4. Tầm quan trọng
– Khi bước vào doanh nghiệp, có thể bạn thấy rằng chưa ai “Nhàn” bằng các chuyên viên quản trị Database. Tuy nhiên đằng sau đó là trách nhiệm khổng lồ của doanh nghiệp đè lên đôi vai họ. Họ phải đảm bảo rằng mỗi sáng phần mềm bán hàng của bạn phải hoạt động, hệ thống kế toán, nhân sự tiền lương v.v.v phải hoạt động. Vì tất cả tài sản vô hình (dữ liệu) phải được lưu trữ, phục hồi, nhanh chóng và thông suốt không làm ảnh hưởng đến nghiệp vụ chính của doanh nghiệp.
DBA họ phải thâu đêm canh chừng dữ liệu, máy chủ đảm bảo dữ liệu hoạt động 24/7/365. (24 h mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, 365 ngày mỗi năm)
– Thời buổi công nghệ quản lý tất cả các nghiệp vụ của doanh nghiệp, không cho phép hệ thống phần mềm ngừng hoạt động trong thời gian dài, điều này làm mất cơ hội kinh doanh/sản xuất của doanh nghiệp.
Kết luận: DBA là tài sản vô hình của doanh nghiệp, suy nghĩ và ra quyết định nhanh, chính xác và cẩn thận trong thời khắc quyết định
Mới hơn Cũ hơn

Biểu mẫu liên hệ